Thủ tục mở xưởng chế biến nông sản

Mở xưởng chế biến nông sản được coi là giải pháp hàng đầu để nâng cao giá trị và cạnh tranh cho các sản phẩm nông nghiệp ở Việt Nam. Theo quy định hiện hành, thủ tục mở xưởng chế biến nông sản có thể lựa chọn dưới nhiều hình thức khác nhau như thành lập hộ kinh doanh, thành lập hợp tác xã, thành lập doanh nghiệp.

Ở bài viết này, chúng tôi chỉ giới thiệu thủ tục mở xưởng chế biến nông sản hoạt động dưới hình thức doanh nghiệp. Đây là hình thức tối ưu và phổ biến nhất, phù hợp với mọi quy mô của xưởng sản xuất thủ công hoặc công nghiệp. Đồng thời, chủ doanh nghiệp có thể linh hoạt khi đăng ký xuất khẩu sản phẩm ra thị trường nước ngoài. Các bạn có thể tham khảo nội dung bài viết sau:

I. Lựa chọn loại hình doanh nghiệp trước khi làm thủ tục mở xưởng chế biến nông sản.

Hiện nay, Luật doanh nghiệp quy định nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau. Mỗi loại hình doanh nghiệp đều có đặc điểm riêng.

Tùy thuộc vào quy mô, nhu cầu khi mở xưởng chế biến nông sản mà có thể lựa chọn một trong các loại hình công ty sau:

1. Mở xưởng chế biến nông sản dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn.

Đây là loại hình doanh nghiệp có từ 1 đến 50 người tham gia góp vốn thành lập công ty. Các cá nhân tham gia góp vốn vào công ty được gọi là thành viên công ty. Các thành viên công ty chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn đã góp/ cam kết góp vào công ty đối với các nghĩa vụ, khoản nợ của doanh nghiệp.

Thông thường, công ty trách nhiệm hữu hạn áp dụng cho xưởng quy mô vừa và nhỏ, đồng thời có số lượng người tham gia thành lập công ty hạn chế, không được phát hành cổ phiếu để kêu gọi góp vốn.

2. Mở xưởng chế biến nông sản dưới hình thức công ty cổ phần.

Loại hình doanh nghiệp này yêu cầu phải có ít nhất 3 người tham gia góp vốn thành lập công ty (được cọi là cổ đông công ty). Công ty cổ phần không hạn chế số lượng cổ đông tham gia, có thể phát hành chứng khoán và lên sàn giao dịch chứng khoán. Các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn đã góp vào công ty.

Loại hình doanh nghiệp này phù hợp với xưởng quy mô vừa và lớn.3

3. Mở xưởng chế biến nông sản dưới hình thức công ty hợp danh hoặc doanh nghiệp tư nhân.

Đây là hai loại hình doanh nghiệp ít phổ biến nhất. Nguyên nhân là những người thành lập doanh nghiệp này có những hạn chế nhất định như: thành viên hợp danh của công ty hợp danh, chủ doanh nghiệp tư nhân của doanh nghiệp tư nhân không được phép tham gia góp vốn, thành lập công ty khác và họ phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản cá nhân của mình khi thành lập công ty. Tùy thuộc vào vốn của người thành lập công ty sẽ quyết định quy mô sản xuất của xưởng chế biến nông sản.

II. Lựa chọn ngành nghề kinh doanh khi thực hiện thủ tục mở xưởng chế biến nông sản.

Ngành nghề kinh doanh công ty là lĩnh vực kinh doanh, hoạt động của doanh nghiệp. Hoạt động của xưởng chế biến nông sản thuộc các ngành nghề kinh doanh sau:

  • Hoạt động dịch vụ trồng trọt: 0161
  • Hoạt động dịch vụ chăn nuôi: 0162
  • Hoạt động dịch vụ sau thu hoạch: 0163
  • Xử lý hạt giống để nhân giống: 0164
  • Chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt: 1010
  • Chế biến, bảo quản thuỷ sản và các sản phẩm từ thuỷ sản: 1020
  • Chế biến và bảo quản rau quả: 1030
  • Sản xuất dầu, mỡ động, thực vật: 1040
  • Chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa: 1050
  • Xay xát và sản xuất bột thô: 1061
  • Sản xuất tinh bột và các sản phẩm từ tinh bột: 1062
  • Sản xuất các loại bánh từ bột: 1071
  • Sản xuất đường: 1072
  • Sản xuất chè: 1076
  • Sản xuất cà phê: 1077
  • Đại lý, môi giới, đấu giá hàng hóa: 4610
  • Bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu (trừ gỗ, tre, nứa) và động vật sống: 4620
  • Bán buôn gạo, lúa mỳ, hạt ngũ cốc khác, bột mỳ: 4631
  • Bán buôn thực phẩm: 4632
  • Bán buôn tổng hợp: 4690
  • Bán lẻ lương thực, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, thuốc lào chiếm tỷ trọng lớn trong các cửa hàng kinh doanh tổng hợp: 4711
  • Bán lẻ lương thực trong các cửa hàng chuyên doanh: 4721
  • Bán lẻ thực phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh: 4722
  • Các ngành nghề liên quan khác tùy thuộc vào lĩnh vực chế biến của xưởng.

III. Hồ sơ và thủ tục mở xưởng chế biến nông sản.

1. Hồ sơ thực hiện thủ tục mở xưởng chế biến nông sản.

Hồ sơ thành lập công ty để mở xưởng chế biến nông sản gồm có các giấy tờ sau:

  • Giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp chế biến nông sản;
  • Điều lệ công ty;
  • Danh sách các cá nhân góp vốn vào công ty;
  • Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân của cá nhân góp vốn vào công ty.

2. Trình tự, và thủ tục mở xưởng chế biến nông sản.

Tổ chức, cá nhân chuẩn bị 01 bộ hồ sơ đăng ký mở xưởng chế biến nông sản.

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Sở kế hoạch và đầu tư nơi mở xưởng..

Thời gian giải quyết: Sau 03 ngày làm việc.

Phí nhà nước: 100.000 VNĐ.

IV. Các câu hỏi thường gặp khi thực hiện thủ tục mở xưởng chế biến nông sản.

Mở xưởng chế biến nông sản cần bao nhiêu vốn?

Pháp luật không quy định mở xưởng chế biến nông sản cần tối thiểu bao nhiêu vốn. Do đó, khi thành lập doanh nghiệp chế biến nông sản, tùy thuộc vào quy mô của xưởng để đăng ký vốn điều lệ phù hợp. 

Sau khi thực hiện thủ tục mở xưởng chế biến nông sản phải thực hiện nghĩa vụ thuế gì?

Đối với hoạt động chế biến nông sản có thể được hưởng nhiều ưu đãi chính sách thuế của cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, trách nhiệm của doanh nghiệp vẫn phải thực hiện nghĩa vụ nộp tờ khai báo cáo thuế và nộp thuế theo quy định của pháp luật.

Toàn bộ những nghĩa vụ nộp báo cáo thuế và nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp bạn tham khảo tại đây.

Thực hiện thủ tục mở xưởng chế biến nông sản hết bao nhiêu tiền?

Với ưu đãi giành cho khách hàng khởi nghiệp, làm giàu từ các sản phẩm của quê hương, chúng tôi hỗ trợ thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp chế biến nông sản với chi phí chỉ từ 1.500.000 VNĐ. Khách hàng khi đăng ký dịch vụ của chúng tôi sẽ được hưởng các ưu đãi sau:

  • Miễn phí tư vấn các quy định về doanh nghiệp, về;
  • Hỗ trợ tư vấn miễn phí quản trị doanh nghiệp;
  • Hỗ trợ miễn phí 3 tháng làm thủ tục thuế, kế toán;
  • Hỗ trợ mua chữ ký số, hóa đơn điện tử giá rẻ;
  • Hỗ trợ soạn thảo mọi văn bản nội bộ doanh nghiệp. (Như Hợp đồng lao động, Hợp đồng thuê xưởng, Biên bản họp công ty, Quyết định của ban lãnh đạo công ty;….)
  • Hỗ trợ mở tài khoản ngân hàng số đẹp miễn phí;
  • Tặng dấu chức danh, dấu pháp nhân cho doanh nghiệp,….

V. Dịch vụ thực hiện thủ tục mở xưởng chế biến nông sản.

Với đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm, am hiểu pháp luật Việt Nam, chúng tôi đưa ra những tư vấn có ích nhất và cung cấp dịch vụ với chi phí hợp lý nhất cho khách hàng. Rất nhiều khách hàng sau khi tham khảo ý kiến tư vấn của chúng tôi đã lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp và giải quyết rất nhiều vướng mắc pháp lý trong quá trình hoạt động.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về trình tự, thủ tục mở xưởng chế biến nông sản theo quy định Luật doanh nghiệp 2020. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ 0969.324.395 để được tư vấn giải đáp.