Mở công ty sản xuất giấy ăn là thủ tục xin giấy phép đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất giấy. Sản xuất giấy ăn không phải ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Tuy nhiên, ngoài giấy phép đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp cần đăng ký thêm công bố sản phẩm, thương hiệu độc quyền, mã số mã vạch,… Trình tự, thủ tục bạn có thể tham khảo thêm bài viết dưới đây.
Mục lục
I. Mở công ty sản xuất giấy ăn cần giấy phép gì?
Căn cứ theo quy định pháp luật Doanh nghiệp, các Thông tư của Bộ Tài chính, Quy chuẩn Việt Nam thì mở công ty sản xuất giấy ăn cần có một số giấy phép bắt buộc sau:
- Giấy phép đăng ký kinh doanh;
- Công bố hợp quy giấy ăn;
Ngoài ra, doanh nghiệp sản xuất giấy ăn có thể đăng ký thêm một số thủ tục:
- Đăng ký nhãn hiệu/thương hiệu độc quyền;
- Đăng ký mã số mã vạch sản phẩm.
Xem thêm: Mở xưởng sản xuất bìa carton
II. Thủ tục mở công ty sản xuất giấy ăn và công bố sản phẩm giấy ăn
1. Thủ tục mở công ty sản xuất giấy ăn.
Hồ sơ mở công ty sản xuất giấy ăn gồm có:
- Giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp sẩn xuất giấy ăn;
- Điều lệ công ty;
- Danh sách cổ đông/thành viên công ty;
- Bản công chứng chứng thực giấy tờ pháp lý của cổ đông/thành viên, giám đốc công ty.
Thủ tục mở công ty sản xuất giấy ăn:
- Nộp 01 bộ hồ sơ đến Sở Kế hoạch & Đầu tư bằng hình thức:
- Nộp qua mạng;
- Nộp qua bưu điện;
- Nộp trực tiếp;
- Sau 03 ngày làm việc, Sở gửi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc thông báo sửa đổi, bổ sung hồ sơ;
- Doanh nghiệp đặt mẫu dấu, mở tài khoản ngân hàng.
Ngành nghề kinh doanh công ty sản xuất giấy:
- 1701: Sản xuất bột giấy, giấy và bìa;
- 1702: Sản xuất giấy nhăn, bìa nhăn, bao bì từ giấy và bìa;
- 1709: Sản xuất các sản phẩm khác từ giấy và bìa chưa được phân vào đâu.
2. Thủ tục công bố hợp quy giấy ăn sau khi mở công ty sản xuất giấy ăn
Quy định về công bố giấy ăn, khăn giấy được quy định tại các văn bản pháp luật sau:
- Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006;
- Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007;
- Nghị định 127/2007/NĐ-CP;
- Nghị định 132/2008/NĐ-CP;
- Thông tư 36/2015/TT-BTC;
- Thông tư số 33/2016/TT-BTC;
- Thông tư số 42/2019/TT-BTC.
Theo quy định các sản phẩm giấy ăn, khăn giấy, giấy vệ sinh, giấy tissue phải được đánh giá chứng nhận phù hợp (Hợp quy), có dấu hợp quy (dấu CR) phù hợp theo QCVN: 09/2015/BCT.
Hồ sơ công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của công ty sản xuất giấy ăn:
- Bản công bố hợp quy (Theo Phụ lục III, thông tư 28/2012/TT-BKHCN);
- Bảng báo cáo tự đánh giá:
- Thông tin công ty, địa chỉ, thông tin liên hệ;
- Tên sản phẩm;
- Số hiệu quy chuẩn kỹ thuật;
- Kết luận sản phẩm hàng hóa phù hợp quy chuẩn;
- Cam kết chất lượng sản phẩm.
Hồ sơ công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận của tổ chức được chỉ định:
- Bản công bố hợp quy (Theo phụ lục III, thông tư 28/2012/TT-BKHCN);
- Bản sao công chứng Giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật đã được tổ chức chỉ định cấp.
Cơ quan tiếp nhận và giải quyết hồ sơ: Sở Công thương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.
3. Đăng ký nhãn hiệu độc quyền khi mở công ty sản xuất giấy ăn
Nhãn hiệu, thương hiệu độc quyền là hình thức bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp. Hiện nay, đăng ký tên thương hiệu độc quyền không phải là quy định bắt buộc nhưng là việc cần thiết để tránh phát sinh tranh chấp thương hiệu sau này.
Bên cạnh đó, công ty sản xuất giấy ăn đăng ký thương hiệu độc quyền cũng là một hình thức để xây dựng thương hiệu doanh nghiệp.
Hồ sơ đăng ký thương hiệu độc quyền gồm:
- Tờ khai đăng ký nhãn hiệu;
- 05 mẫu nhãn hiệu.
Cơ quan tiếp nhận và giải quyết hồ sơ: Cục Sở hữu trí tuệ.
4. Đăng ký mã số mã vạch khi mở công ty sản xuất giấy ăn.
Hiện nay, nhiều khách hàng kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm thông qua quét mã vạch hiện trên bao bì. Đây thường là hình thức người tiêu dùng kiểm tra thông tin hàng hóa trước khi mua.
Đăng ký mã số mã vạch sản phẩm không bắt buộc nhưng đem lại nhiều lợi ích như:
- Giúp khách hàng truy xuất thông tin hàng hóa;
- Kiểm soát số lượng hàng hóa;
- Bán hàng trong siêu thị, trung tâm thương mại (Quét mã để thanh toán),…
Hồ sơ đăng ký mã số mã vạch cho công ty sản xuất giấy ăn gồm có:
- Tờ khai đăng ký;
- Bản sao công chứng đăng ký kinh doanh công ty.
Cơ quan tiếp nhận và giải quyết hồ sơ: Trung tâm mã số mã vạch quốc gia
III. Giải đáp thắc mắc khi mở công ty sản xuất giấy ăn
1. Mở công ty sản xuất giấy ăn mất bao lâu?
Mở công ty sản xuất giấy ăn mất khoảng 01 tháng. Cụ thể như sau:
- Xin giấy phép đăng ký kinh doanh công ty: 01 tuần;
- Công bố sản phẩm: 03 tuần;
- Đăng ký nhãn hiệu: 01 tháng (để có chấp nhận hình thức đơn);
- Đăng ký mã số mã vạch: 01 tháng.
Lưu ý: Có thể thực hiện đồng thời công bố, đăng ký nhãn hiệu, đăng ký mã số mã vạch ngay sau khi được cấp đăng ký kinh doanh.
2. Mở công ty sản xuất giấy ăn mất bao nhiêu tiền?
Hiện nay có nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý thành lập và xin giấy phép cho công ty sản xuất giấy ăn. Phí dịch vụ của các đơn vị khác nhau và giao động từ 1,5tr-20tr tùy dịch vụ khách hàng yêu cầu.
3. Mở công ty sản xuất giấy ăn phải nộp thuế gì?
Tương tự như các doanh nghiệp khác, công ty sản xuất giấy ăn phải nộp một số loại thuế, lệ phí sau:
- Lệ phí môn bài;
- Thuế thu nhập doanh nghiệp;
- Thuế thu nhập cá nhân;
- Thuế giá trị gia tăng;
Ngoài ra, công ty có thể nộp thêm thuế xuất nhập khẩu (nếu có hoạt động xuất nhập khẩu), thuế thuê đất hàng năm (đối với nhà xưởng sản xuất).
4. Điều kiện mở công ty sản xuất giấy ăn?
Hoạt động sản xuất giấy ăn không phải ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Vì vậy, mọi tổ chức, cá nhân đều được phép thành lập doanh nghiệp nếu không thuộc trường hợp cấm của pháp luật.
Tuy nhiên, do đặc thù sản phẩm giấy chịu sự quản lý của Bộ Công thương nên trước khi đem sản phẩm ra thị trường, doanh nghiệp phải làm công bố sản phẩm giấy theo quy định.
IV, Dịch vụ mở công ty sản xuất giấy ăn
Là đơn vị tư vấn, cung cấp dịch vụ pháp lý trọn đời cho doanh nghiệp, chúng tôi cung cấp dịch vụ thành lập công ty sản xuất giấy ăn và các thủ tục liên quan để lưu hành sản phẩm.
Các công việc tư vấn mở công ty sản xuất giấy ăn gồm có:
- Tư vấn điều kiện, trình tự, thủ tục thành lập doanh nghiệp sản xuất giấy;
- Tư vấn hình thức công bố sản phẩm phù hợp với doanh nghiệp;
- Thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp;
- Thực hiện thủ tục công bố sản phẩm;
- Hỗ trợ khác cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động.