Bảo hộ giống cây trồng

Ngày nay, công nghệ sinh học phát triển, con người tạo ra được nhiều loại gen quý cho năng suất cây trồng cao, chống được hạn hán, ngập mặn, ngập úng. Nhiều doanh nghiệp lăn tăn và mong muốn được bảo hộ giống cây trồng mới do minh nghiên cứu, tạo ra. Trong bài viết này, Intermex Law hướng dẫn Quý doanh nghiệp thủ tục để đăng ký bảo hộ giống cây trồng tại Việt Nam.

1. Giống cây trồng là gì? Bảo hộ giống cây trồng là gì?

Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ thì giống cây trồng được hiểu như sau:

Giống cây trồng là quần thể cây trồng thuộc cùng một cấp phân loại thực vật thấp nhất, đồng nhất về hình thái, ổn định qua các chu kỳ nhân giống, có thể nhận biết được bằng sự biểu hiện các tính trạng do kiểu gen hoặc sự phối hợp của các kiểu gen quy định và phân biệt được với bất kỳ quần thể cây trồng nào khác bằng sự biểu hiện của ít nhất một tính trạng có khả năng di truyền được.

Bảo hộ giống cây trồng được hiểu là thủ tục hành chính với cơ quan nhà nước nhằm ghi nhận thông tin giống cây trồng mới và chủ sở hữu của chúng

2. Vậy điều kiện để bảo hộ giống cây trồng là gì?

Cây trồng để được bảo hộ phải đáp ứng các yêu cầu về có tính mới, tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định và có tên phù hợp. Cụ thể như sau:

  • Tính mới: Được hiểu là vật liệu nhân giống hoặc sản phẩm thu hoạch của giống cây trồng đó chưa được đăng ký bảo hộ, chưa được phân phối nhằm mục đích khai thác
  • Tính khác biệt: Là khả năng phân biệt rõ ràng với các cây phổ biến khác
  • Tính đồng nhất: Là sự như nhau hoặc khác biệt trong phạm vi cho phép của các tính trạng liên quan
  • Tính ổn định: Là khả năng giữ được các biểu hiện như mô tả ban đầu, không bị thay đổi sau mỗi vụ nhân giống hoặc sau mỗi chu kỳ nhân giống của tính trạng cây trồng
  • Tên gọi phù hợp: Tên của giống cây trồng  có khả năng dễ dàng phân biệt được với tên của các giống cây trồng khác được biết đến rộng rãi trong cùng một loài hoặc loài tương tự

3. Hồ sơ đăng ký bảo hộ giống cây trồng cần những gì?

Để bảo hộ giống cây trồng, bạn cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

– Tờ khai đăng ký bảo hộ giống cây trồng theo mẫu tại Phụ lục 5 của Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT

– Tờ khai kỹ thuật khảo nghiệm DUS theo mẫu tại quy phạm khảo nghiệm DUS của từng loài cây trồng

– Ảnh chụp mẫu giống: 03 ảnh màu thể hiện 3 tính trạng đặc trưng của giống, kích cỡ 9cm x 15 cm.

– Giấy uỷ quyền theo mẫu tại Phụ lục 1 của  Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT (nếu nộp đơn thông qua đại diện)

– Bản hợp đồng chuyển giao quyền chủ sở hữu cây trồng đó (bản chính hoạc sao chứng thực) bằng tiếng Việt haowcj phải dịch ra tiếng Việt, từng trang phải có chữ ký xác nhận của các bên hoặc dấu giáp lai;

– Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;

– Bản sao chụp biên lai thu phí, lệ phí hoặc bản fax giấy tờ chứng minh đã chuyển tiền vào tài khoản của Cục Trồng trọt

Đối với Đơn có đủ điều kiện để hưởng quyền ưu tiên thì trong vòng 90 ngày kể từ ngày nộp đơn đăng ký bảo hộ, người nộp đơn phải cung cấp các tài liệu sau:

– Bản sao đơn hoặc các đơn đầu tiên có xác nhận của cơ quan đã nhận đơn đăng ký bảo hộ trước đó;

– Bằng chứng xác nhận giống cây trồng đăng ký ở hai đơn là một giống: bản mô tả giống, ảnh chụp, các tài liệu liên quan khác (nếu có).

– Bản sao hợp lệ giấy chuyển giao, thừa kế, kế thừa quyền ưu tiên, nếu quyền đó được thụ hưởng từ người khác

4. Đăng ký bảo hộ giống cây trồng trong bao lâu?

Sau khi nộp hồ sơ, thời gian thực hiện thủ tục đăng ký giống cây trồng như sau

Thẩm định hình thức đơn: 15 ngày kể từ ngày nhận đơn;

– Công bố đơn hợp lệ trên tạp chí chuyên ngành về giống cây trồng trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày đơn được chấp nhận;

– Thời hạn thẩm định kết quả khảo nghiệm kỹ thuật là 90 ngày kể từ ngày nhận được kết quả khảo nghiệm kỹ thuật;

– Công bố trên tạp chí chuyên ngành về giống cây trồng: trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ký quyết định cấp Bằng bảo hộ;

– Cấp bằng bảo hộ và vào sổ đăng ký quốc gia về giống cây trồng được bảo hộ: Sau 30 ngày kể từ ngày quyết định cấp bằng bảo hộ được đăng trên tạp chí chuyên ngành (nếu không nhận được ý kiến khiếu nại bằng văn bản về việc cấp bằng bảo hộ).

5. Đăng ký bảo hộ giống cây trồng tại Intermex Law

Với kinh nghiệm lâu năm trong thực hiện bảo hộ giống cây trồng nói riêng và lĩnh vực sở hữu trí tuệ nói chung, Intermex Law tự tin là đơn vị cung cấp dịch vụ đăng ký bảo hộ giống cây trồng tốt nhất hiện nay. Các công việc chúng tôi sẽ thực hiện cho bạn:

  • Tư vấn, đánh giá khả năng bảo hộ giống cây trồng
  • Cung cấp thông tin các giống cây trồng tương tự tại VN và nước ngoài
  • Hoàn thiện các hồ sơ, giấy tờ thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ giống cây trồng
  • Tư vấn về hiệu lực của Văn bằng bảo hộ;
  • Tư vấn bảo hộ quyền và lợi ích của chủ sở hữu khi có hành vi xâm phạm
  • Thay mặt khách hàng thực hiện các thủ tục phản đối cấp văn bằng, kiến nghị thay đổi quyết định khi cần thiết;
  • Tư vấn và thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ giống cây trồng tại nước ngoài

Trên đây là ý kiến tư vấn của Intermex Law hướng dẫn quy trình, thủ tục để đăng ký bảo hộ giống cây trồng tại Việt Nam. Để được tư vấn cụ thể hơn, bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua số: 0969.324.395 để được hỗ trợ và cung cấp thông tin miễn phí