Đăng ký bản quyền tác giả âm nhạc

Tác phẩm âm nhạc là thành quả của hoạt động sáng tạo con người. Tuy nhiên, không giống như các sản phẩm khác, tác phẩm âm nhạc rất dễ bị sao chép, sử dụng trái pháp luật. Do đó, đăng ký bản quyền tác giả âm nhạc được coi là công việc đầu tiên trước khi công bố tác phẩm ra công chúng, đồng thời là hình thức khẳng định tác giả là chủ sở hữu của tác phẩm. Trong bài viết này, chúng tôi tư vấn cách đăng ký bản quyền tác giả âm nhạc và cách để tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm của mình.

I. Đăng ký bản quyền tác giả âm nhạc được quy định thế nào?

Tác phẩm âm nhạc theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ là tác phẩm thể hiện dưới hình thức nốt nhạc, các ký tự âm nhạc khác có hoặc không có lời, không phụ thuộc vào việc có trình diễn hay không.

Đăng ký bản quyền tác giả âm nhạc là thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả cho tác phẩm đó

1. Có bắt buộc phải bắt buộc đăng ký bản quyền tác giả âm nhạc không?

Quyền tác giả đối tác phẩm âm nhạc được phát sinh ngay từ khi tác phẩm được ra đời. Tác phẩm phải được thể hiện dưới một hình thức nhất định, không phụ thuộc vào việc tác phẩm âm nhạc đó đã công bố, biểu diễn chưa. Theo quy định, bản quyền tác giả âm nhạc không nhất thiết phải đăng ký, công bố.

Tuy nhiên, để giảm thiếu các tranh chấp không đáng có sau này, hạn chế việc sử dụng trái pháp luật, vi phạm bản quyền tác giả thì đăng ký quyền tác giả âm nhạc là hành động cần thiết và ngày càng được nhiều tác giả coi trọng.

Đăng ký bản quyền tác giả âm nhạc khẳng định tác phẩm đã được nhà nước ghi nhận thông tin về tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả. Do đó, các chủ thể khác khi muốn sử dụng, khai thác giá trị từ tác phẩm đều phải được sự đồng ý của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả. Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả là một bằng chứng chứng minh quyền hợp pháp đối với tác phẩm âm nhạc khi sau này có tranh chấp xảy ra.

Như vậy, không bắt buộc phải đăng ký bản quyền tác giả âm nhạc. Tuy nhiên việc đăng ký là cần thiết để bảo vệ quyền sở hữu đối với tác phẩm

2. Đăng ký bản quyền tác giả âm nhạc được bảo hộ bao nhiêu năm?

Đăng ký bản quyền tác giả âm nhạc được Luật sở hữu trí tuệ quy định thời hạn bảo hộ như sau:

  • Quyền nhân thân của tác giả được bảo hộ vô thời hạn đối với
    • Quyền đặt tên cho tác phẩm, quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm,
    • Không cho người khác sửa chữa, cắt xén,…được bảo hộ vô thời hạn.
  • Đối với quyền công bố và quyền tài sản:
    • Đối với tác phẩm đã công bố: Thời hạn bảo hộ là 75 năm
    • Đối với tác phẩm chưa được công bố trong thời hạn 25 năm kể từ khi tác phẩm được định hình: Thời hạn bảo hộ là 100 năm kể từ khi tác phẩm được định hình.
    • Đối với tác phẩm khuyết danh: Khi thông tin về tác giả xuất hiện, quyền tác giả được bảo hộ trong suốt cuộc đời tác giả và 50 năm sau khi tác giả chết.

Đăng ký bản quyền tác giả tác phẩm âm nhạc. Liên hệ 0969.324.395

II. Trình tự, thủ tục đăng ký bản quyền tác giả âm nhạc

1. Hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả âm nhạc.

Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ và Nghị định 22/2018/NĐ-CP, hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả âm nhạc gồm có:

  • Tờ khai đăng ký bản quyền tác giả tác phẩm âm nhạc.
  • Hai bản tác phẩm âm nhạc.
  • Bản sao chứng minh nhân dân của tác giả/đồng tác giả.
  • Bản sao chứng minh nhân dân của chủ sở hữu quyền tác giả hoặc đăng ký kinh doanh của tổ chức là chủ sở hữu quyền tác giả.
  • Tuyên bố về quyền tác giả, quyền liên quan.
  • Văn bản đồng ý của các đồng tác giả (nếu tác phẩm có nhiều tác giả)
  • Quyết định giao nhiệm vụ (Đối với trường hợp đăng ký chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức)
  • Giấy ủy quyền cho người thực hiện thủ tục đăng ký bản quyền tác giả tác phẩm âm nhạc.
  • Giấy tờ khác nếu có: Biên lai lệ phí nhà nước; Giấy tờ chứng minh quyền thừa kế hợp pháp;…..

2. Trình tự, thủ tục đăng ký bản quyền tác giả âm nhạc.

Trình tự, thủ tục đăng ký bản quyền tác giả âm nhạc như sau:

  • Nộp hồ sơ qua mạng tại đây
  • Mang 01 bộ hồ sơ đến Cục bản quyền tác giả tại một trong các địa chỉ sau:
    • Hà Nội: Số 33, ngĩ 294/2 Kim Mã, Ba Đình.
    • Hồ Chí Minh: Số 170 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3.
    • Đà Nẵng: Số 58 Phan Chu Trinh, Hải Châu.

Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc.

III. Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ sau khi đăng ký bản quyền tác giả âm nhạc

1. Các hành vi bị coi là vi phạm quyền sở hữu trí tuệ mà không phụ thuộc vào việc đã đăng ký bản quyền tác giả âm nhạc.

Các hành vi xâm phạm quyền tác giả tác phẩm âm nhạc được quy định tại Điều 28 Luật sở hữu trí tuệ như sau:

  • Chiếm đoạt quyền tác giả của tác phẩm âm nhạc;
  • Mạo danh tác giả;
  • Công bố, phân phối tác phẩm âm nhạc khi tác giả/đồng tác giả không đồng ý;
  • Sửa chữa, cắt xén, xuyên tạc tác phẩm âm nhạc dưới bất kỳ hình thức nào gây hại cho tác giả;
  • Sao chép tác phẩm âm nhạc khi không được phép của tác giả/chủ sở hữu quyền tác giả. (Trừ trường hợp pháp luật cho phép);
  • Làm tác phẩm phái sinh không được sự đồng ý của tác giả/chủ sở hữu quyền tác giả. (Trừ trường hợp pháp luật cho phép);
  • Sử dụng tác phẩm âm nhạc mà:
    • Không được sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả;
    • Không trả tiền nhuận bút, thù lao theo quy định;
  • Cho thuê tác phẩm âm nhạc mà không trả tiền nhuận bút, thù lao;
  • Nhân bản, xuất bản, truyền đạt tác phẩm âm nhạc đến công chúng,…mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả tác phẩm âm nhạc;
  • Xuất bản tác phẩm mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả;
  • Hủy bỏ, làm bô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện;
  • Xóa, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử trong tác phẩm âm nhạc;
  • Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, xuất – nhập khẩu,…các thiết bị, hoặc có cơ sở để làm vô hiệu hóa các biện pháp kỹ thuật bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan của tác phẩm âm nhạc;
  • Làm, bán tác phẩm âm nhạc có chữ ký tác giả bị giả mạo;
  • Xuất – nhập khẩu tác phẩm âm nhạc khi không được chủ sở hữu quyền tác giả đồng ý.

2. Cách bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ sau sau khi đăng ký bản quyền tác giả âm nhạc.

Luật sở hữu trí tuệ quy định các tổ chức, cá nhân có quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan đối với tác phẩm âm nhạc của mình.

Chúng tôi tư vấn một số biện pháp để bảo vệ quyền tác giả âm nhạc như sau:

  • Chủ động đăng ký bản quyền tác giả âm nhạc ngay khi:
    • Tác phẩm được hình thành:
    • Trước khi tác phẩm âm nhạc được công bố;
  • Công khai thông tin về tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm;
  • Công khai về tuyên bố quyền tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc khi phát hành, công khai tác phẩm;
  • Áp dụng các biện pháp công nghệ, các biện pháp kỹ thuật như:
    • Tạo bản quyền điện tử;
    • Yêu cầu trả phí để sử dụng tác phẩm âm nhạc;
    • Yêu cầu các đơn vị cung cấp dịch vụ nghe nhạc trực tuyến tôn trọng quyền tác giả, quyền liên quan, tuân thủ các quy định bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của tác phẩm;….;
  • Yêu cầu xin lỗi, cải chính, bồi thường thiệt hại khi có xâm phạm sở hữu trí tuệ ;
  • Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm như:
    • Tịch thu, tiêu hủy các bản sao, các tác phẩm xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
    • Yêu cầu xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ với tác phẩm âm nhạc;
    • Yêu cầu xử lý hình sự đối với hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ tác phẩm âm nhạc;…
  • Khởi kiện tại tòa án, trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình

IV. Dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả âm nhạc uy tín, chất lượng tại công ty luật.

Tự tin với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, chuyên viên nhiệt tình năng động, chúng tôi cung cấp dịch đăng ký bản quyền tác giả âm nhạc và tư vấn các vấn đề liên quan đến:

  • Tư vấn, thực hiện thủ tục đăng ký bản quyền tác giả âm nhạc;
  • Tư vấn các vấn đề, các biện pháp bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan tác phẩm âm nhạc.
  • Đại diện khách hàng làm việc với các bên có hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ:
    • Yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm;
    • Yêu cầu xin lỗi, cải chính công khai;
    • Yêu cầu bồi thường theo quy định pháp luật;
  • Đại diện khách hàng làm việc và yêu cầu với các cơ quan nhà nước xử lý các hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ tác phẩm âm nhạc. Yêu cầu thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cấp trái pháp luật,…;
  • Đại diện thay mặt khách hàng khởi kiện, tham gia tố tụng tại tóa án;
  • Các công việc khác đại diện theo ủy quyền của khách hàng.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về đăng ký bản quyền tác giả âm nhạc và các biện pháp bảo vệ quyền tác giả với tác phẩm âm nhạc. Để được tư vấn chi tiết hơn, vui lòng liên hệ 0969.324.395.