Thủ tục ly hôn khi có con dưới 36 tháng tuổi

Khi ly hôn, ngoài việc giải quyết các vấn đề tranh chấp về tài sản, tranh chấp quyền nuôi con con và nghĩa vụ cấp dưỡng cũng rất được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, trong trường hợp có con dưới 36 tháng tuổi thì có được phép ly hôn không? Cha mẹ ly hôn khi có con dưới 36 tháng tuổi được quy định như thế nào? Các bạn có thể tham khảo nội dung bài viết sau:

1. Ly hôn khi có con dưới 36 tháng tuổi được giải quyết như thế nào?

Theo quy định của Khoảm 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định:

Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp mẹ không có đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Như vậy, ly hôn khi có con dưới 36 tháng tuổi thì con sẽ được giao trực tiếp cho mẹ nuôi. Trường hợp mẹ không có đủ điều kiện nuôi con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác thì người có đủ điều kiện được nuôi con.

Việc thỏa thuận về người nuôi con dưới 36 tháng tuổi phải được Tòa án công nhận. 

Để được Tòa án công nhận về thỏa thuận nuôi con khi ly hôn có con dưới 36 tháng tuổi phải đáp ứng được điều kiện sau:

  • Việc thỏa thuận phải được lập thành văn bản theo quy định của luật dân sự.
  • Là sự tự do ý chí, sự tự nguyện các bên, không bị dụ dỗ, ép buộc, đe dọa,….
  • Thỏa thuận đảm bảo quyền lợi chính đáng của con. Đồng thời phải đảm bảo cho con có quyền phát triển tốt nhất. Đây là yếu tố quan trọng để Tòa án xem xét, cân nhắc. Bởi lẽ nếu thỏa thuận một bên cha hoặc mẹ được nuôi con nhưng người này có lối sống không lành mạnh như cờ bạc, rượu chè, gây gổ,….thì sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của con. Khi đó, mặc dù các bên có thỏa thuận nhưng Tòa án sẽ không chấp nhận thỏa thuận nuôi con dưới 36 tháng tuổi của các bên.

Trẻ 36 tháng tuổi còn nhỏ, cần có nhiều sự quan tâm, chăm sóc của mẹ. Trường hợp cha mẹ không thỏa thuận được ai nuôi con thì con sẽ được giao cho mẹ chăm sóc.

Trường hợp mẹ không có đủ điều kiện kinh tế để nuôi con. Tuy nhiên, người mẹ lại có đủ điều kiện về nhân thân (có nơi sở, có công việc, thu nhập,…), tinh thần (có thời gian chăm sóc con, vui chơi với con,…) thì có thể yêu cầu được quyền nuôi con và yêu cầu được hưởng trợ cấp nuôi con từ người cha.

2. Thủ tục ly hôn khi có con dưới 36 tháng tuổi thế nào?

Theo quy định, người chồng không được phép yêu cầu ly hôn khi có con dưới 12 tháng tuổi. Các trường hợp khác không cấm, hạn chế ly hôn. Thủ tục ly hôn khi có con dưới 36 tháng tuổi và từ đủ 12 tháng tuổi được thực hiện theo trình tự sau:

B1: Nộp đơn yêu cầu ly hôn có con dưới 36 tháng tuổi đến Tòa án:

  • Trường hợp thuận tình ly hôn: Tòa án tiếp nhận đơn là tòa án cấp huyện nơi cư trú của vợ hoặc chồng.
  • Trường hợp đơn phương ly hôn: Tòa án tiếp nhận đơn là tòa án cấp huyện nơi cư trú, làm việc của người bị kiện.

B2: Nộp tiền tạm ứng án phí vụ, việc ly hôn có con dưới 36 tháng tuổi:

  • Sau khi nộp đủ hồ sơ, Tòa án ra thông báo yêu cầu nộp tạm ứng án phí;
  • Đương sự nộp án phí tại Chi cục thi hành án dân sự.
  • Sau khi nộp tiền, mang biên lai nộp tiền cho Tòa để Tòa thụ lý.

B3: Hòa giải giữa các bên trong vụ án ly hôn có con dưới 36 tháng tuổi. Cụ thể có các trường hợp sau:

  • Nếu hòa giải thành: Toàn án đình chỉ giải quyết vụ án, vợ chồng về đoàn tụ;
  • Nếu hòa giải không thành:
    • Nếu thỏa thuận được quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi: Tòa án xem xét và giải quyết công nhận thỏa thuận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự;
    • Nếu không thỏa thuận được quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi: Tòa án đem vụ án ra xét xử và quyết định ai là người có quyền nuôi con. Khi đó, cha mẹ phải chứng minh mình có điều kiện chăm sóc, bảo vệ con tốt hơn để giành được quyền nuôi con.

Xem thêm: Ly hôn khi mất đăng ký kết hôn.

3. Quyền lợi người không được nuôi con sau khi ly hôn khi có con dưới 36 tháng tuổi?

Quyền lợi của người không trực tiếp nuôi con quy định trong Luật Hôn nhân và gia đình. Người không trực tiếp nuôi con có quyền được thăm nom con. Cụ thể:

Nghĩa vụ và quyền lợi của người không trực tiếp nuôi con được quy định cụ thể như sau:

  • Tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi;
  • Cấp dưỡng nuôi con;
  • Thăm non con mà không ai được cản trở;
  • Hành vi nghiêm cấm: Cản trở, gây ảnh hưởng đến việc chăm sóc con của người trực tiếp nuôi con.
  • Được yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con theo quy định pháp luật.

Như vậy, người không trực tiếp nuôi con có quyền thăm nom, cấp dưỡng con. Đây vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của họ. Người trực tiếp nuôi con phải tạo điều kiện cho người kia được thăm nom con.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về ly hôn khi có con dưới 36 tháng tuổi. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ 0969324395 để được giải đáp.