Thủ tục đăng ký tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa sản phẩm

Một sản phẩm để có được chỗ đứng trên thị trường, ngoài mức giá cạnh tranh thì chất lượng hàng hóa cũng là một tiêu chí rất quan trọng mà người tiêu dùng quan tâm. Để khẳng định được chất lượng hàng hóa, nhiều doanh nghiệp thực hiện thủ tục đăng ký tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa sản phẩm. Vậy việc đăng ký tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, sản phẩm Luật nào điều chỉnh, quy trình thủ tục như thế nào?  Sau đây Intermex law  hướng dẫn các quý đọc giả như sau:

1. Chất lượng sản phẩm hàng hóa là gì ? Đăng ký đăng ký tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa sản phẩm là gì?

Theo quy định tại Khoản 5, Điều 3 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa thì là Chất lượng sản phẩm, hàng hóa là mức độ của các đặc tính của sản phẩm, hàng hóa đáp ứng yêu cầu trong tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Đăng ký đăng ký tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa sản phẩm là thủ tục nhằm công khai các đặc tính của sản phẩm, hàng hóa đáp ứng yêu cầu trong tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

2.  Căn cứ pháp luật quy định về đăng ký tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa sản phẩm.

Đăng ký tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa sản phẩm được quy định ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau. Tuy nhiên chủ yếu căn cứ vào:

  • Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 do Chủ tịch nước công bố ngày 12 tháng 7 năm 2006;
  • Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
  • Căn cứ Luật chất lượng sản phẩm, hàng hoá số 05/2007/QH12 do Chủ tịch quốc hội công bố ngày 21 tháng 11 năm 2007;
  • Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
  • Căn cứ Thông tư 21/2007/TT-BKHCN ngày 28 tháng 9 năm 2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn;

3. Ai là người phải phải đăng ký tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, sản phẩm

Đăng ký tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, sản phẩm gồm 2 loại là Công bố tiêu chuẩn áp dụng hoặc Công bố sự phù hợp.

Công bố tiêu chuẩn áp dụng: 

Theo quy định tại Điều 23 Luật chất lượng sản phẩm, hàng hoá thì việc Công bố tiêu chuẩn áp dụng là: Người sản xuất, người nhập khẩu tự công bố các đặc tính cơ bản, thông tin cảnh báo, số hiệu tiêu chuẩn trên hàng hoá hoặc một trong các phương tiện sau đây:

a) Bao bì hàng hoá;

b) Nhãn hàng hoá;

c) Tài liệu kèm theo sản phẩm, hàng hoá.

Công bố sự phù hợp

Công bố sự phù hợp được thực hiện bởi: Người sản xuất thông báo sản phẩm của mình phù hợp với tiêu chuẩn (sau đây gọi là công bố hợp chuẩn) hoặc với quy chuẩn kỹ thuật (sau đây gọi là công bố hợp quy)   

4. Các hình thức đăng ký tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa sản phẩm. 

Theo quy định của pháp luật, đăng ký tiêu chuẩn chất lượng bao gồm các hình thức sau:

  • Công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá (tiêu chuẩn cơ sở);

  • Công bố hàng hoá phù hợp tiêu chuẩn;

  • Đăng ký kiểm định, kiểm nghiệm, đo lường.

5. Hướng dẫn xây dựng và công bố đăng ký tiêu chuẩn chất lượng dưới dạng tiêu chuẩn cơ sở. 

a) Yêu cầu đối với tiêu chuẩn cơ sở

  • Tiêu chuẩn cơ sở không được trái với quy chuẩn kỹ thuật và quy định của pháp luật hiện hành.
  • Tiêu chuẩn cơ sở cần được xây dựng phù hợp với trình độ tiến bộ khoa học và công nghệ, đáp ứng được yêu cầu   quản lý, sản xuất kinh doanh của cơ sở.

b) Tiêu chuẩn cơ sở có thể gồm các loại sau:

  • Tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật;
  • Tiêu chuẩn phương pháp thử, phương pháp đo và hiệu chuẩn;
  • Tiêu chuẩn ghi nhãn, bao gói, vận chuyển, bảo quản;
  • Tiêu chuẩn quá trình;
  • Tiêu chuẩn dịch vụ;
  • Tiêu chuẩn môi trường.

b) Trình tự và thủ tục đăng ký tiêu chuẩn cơ sở:

Tuỳ theo quy mô, loại hình sản xuất kinh doanh của cơ sở, trình tự, thủ tục xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở (sau     đây viết tắt là TCCS) có thể bao gồm những bước như sau:

  • Bước 1: Lập kế hoạch xây dựng TCCS ;
  • Bước 2: Biên soạn dự thảo TCCS;
  • Bước 3: Tổ chức lấy ý kiến cho dự thảo TCCS;
  • Bước 4: Tổ chức hội nghị chuyên đề về dự thảo TCCS;
  • Bước 5: Xử lý ý kiến và hoàn chỉnh dự thảo TCCS,
  • Bước 6: Lập hồ sơ dự thảo TCCS;
  • Bước 7: Thẩm tra dự thảo TCCS;
  • Bước 8: Công bố TCCS;
  • Bước 9: In ấn TCCS.

6. Đối với các sản phẩm, hàng hóa đảm bảo an toàn đã có tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), tiêu chuẩn ngành (TCN), quy định kĩ thuật (QĐKT) do Bộ, ban ngành kèm theo thì doanh nghiệp tự công bố tiêu chuẩn và không phải đăng ký tiêu chuẩn chất lượng

  • Trách nhiệm của doanh nghiệp khi công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm:
  • Đảm bảo trung thực trong quá trình kê khai công bố tiêu chuẩn sản phẩm đảm bảo chất lượng và kinh doanh hàng hóa đúng chất lượng
  • Đảm bảo sản phẩm, hàng hóa đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng đo lường công bố
  • Tự kiểm tra chất lượng và đảm bảo chất lượng hàng hóa do mình công bố, sản xuất kinh doanh theo tiêu chuẩn chất lượng được công bố
  • Lưu trữ và quản lý hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, hàng hóa. khi các cơ quan nhà nước kiểm tra sẽ yêu cầu cung cấp và gửi một bản đến sở ban ngành có liên quan
  • Sau khi công bố, doanh nghiệp gửi hồ sơ công bố tiêu chuẩn đến Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh,      thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính
  • Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng là cơ quan đầu mối ở địa phương tiếp nhận hồ sơ công bố tiêu chuẩn của doanh nghiệp, có trách nhiệm kiểm tra tính phù hợp của tiêu chuẩn với các quy định của nhà nước.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến việc đăng ký tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, sản phẩm. 

Để biết rõ hơn thủ quy trình và thủ tục pháp lý cho sản phẩm mà đơn vị dự định cung cấp ra thị trường quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ với chuyên viên tư vấn dày dặn kinh nghiệm của Intermex Law theo số: Hotline: 0986.852.759