Chào luật sư! Năm 1987 tôi có khai hoang một mảnh đất và xây dựng nhà ở trên đó. Tôi và gia đình sống ổn định ở đó cho đến nay, có thực hiện đóng thuế đất đầy đủ nhưng chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Do tuổi cao, tôi muốn làm di chúc để lại đất cho các con. Vậy luật sư cho biết đất không có sổ đỏ có lập được di chúc không?
Trả lời
Di chúc là sự thể hiện ý chí về việc chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 thì di chúc có thể được lập bằng văn bản hoặc bằng miệng. Tuy nhiên, đối với tài sản là đất đai, việc lập di chúc cần phải tuân thủ theo quy định của Luật đất đai
Điều kiện thực hiện thừa kế theo di chúc:
Di chúc hợp pháp có các điều kiện sau:
- Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt, không vị đe dọa, lừa dối,… khi lậ di chúc
- Nội dung di chúc không trái pháp luật
- Hình thức di chúc hợp pháp
- Người đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi khi lập di chúc phải được sự đồng ý của người giám hộ, cha mẹ.
Hình thức di chúc hợp pháp khi:
- Trường hợp di chúc bằng văn bản: Di chúc bằng văn bản có thể có người làm chứng, không người làm chứng, có công chứng, chứng thực.
- Di chúc có người làm chứng: Người làm chứng khi lập di chúc không phải là người được thừa kế theo pháp luật, người được hưởng thừa kế theo di chúc; không có quyền lợi, nghĩa vụ tài sản liên quan dến di chúc; đã thành niên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ
- Di chúc không người làm chứng: Người lập di chúc phải tự viết và ký tên điểm chỉ trong di chúc
- Di chúc có công chứng, chứng thực: Được thực hiện ở tổ chức hành nghề công chứng hoặc UBNd xã.
- Trường hợp di chúc bằng miệng:Chỉ được công nhận nếu người lập di chúc không thể lập được di chúc văn bản. Người để lại di chúc thể hiện ý chí của mình trước ít nhất 2 người làm chứng. Sau đó, di chúc phải được người chứng kiến lập lại bằng văn bản, cùng ký tên, điểm chỉ và phải được công chứng, chứng thực xác nhận chữ ký của người làm chứng trong 05 ngày làm việc. Sau 03 tháng nếu người lập di chúc vẫn sống, còn minh mẫn thì di chúc miệng bị hủy bỏ.
Điều kiện lập di chúc đối với đất đai:
Điều 167 Luật đất đai 2013 có quy định như sau:
1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này.
…
3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:
…
c) Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự;
d) Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
Theo quy định Điều 168, Điều 186, Điều 188 Luật Đất đai 2013, để thực hiện thừa kế đất thì phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có đủ căn cứ, điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trừ trường hợp người nhận thừa kế là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Như vậy, đối với đất chưa được Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ không thể lập di chúc tại các tổ chức hành nghề công chứng và UBND xã. Trong trường hợp này có thể tự viết di chúc không có người làm chứng hoặc lập di chúc bằng văn bản có người làm chứng theo quy định của Luật dân sự.
Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi giải đáp thắc mắc về việc lập di chúc đối với đất khi chưa được Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ 0969.324.395