6 bước đăng ký sở hữu trí tuệ cho mọi sản phẩm

Đăng ký sở hữu trí tuệ là thủ tục hành chính nhà nước nhằm ghi nhận quyền của chủ sở hữu đối với tài sản trí tuệ của mình. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, đăng ký sở hữu trí tuệ là một trong những công việc quan trọng mà doanh nghiệp phải quan tâm và phải hiểu được tầm quan trọng của nó. Việc bán sản phẩm hàng hóa dịch vụ tốt giúp doanh nghiệp tạo doanh thu, lợi nhuận, còn việc đăng ký sở hữu trí tuệ giúp bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp, ngăn cản các hành vi giả mạo, hàng giả, hàng nhái trên thị trường, đồng thời giúp tăng sự tin tưởng, uy tín của thương hiệu doanh nghiệp trong mắt người tiêu dùng

I. Đối tượng cần đăng ký sở hữu trí tuệ

Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam quy định về quyền sở hữu trí tuệ như sau: Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng. Như vậy có thể đăng ký quyền sở hữu trí tuệ đối với:

1.Đăng ký quyền sở hữu trí tuệ đối với sở hữu công nghiệp

Đối tượng đăng ký sở hữu trí tuệ đối với sở hữu công nghiệp gồm:

  • Đăng ký nhãn hiệu/logo thương hiệu độc quyền;
  • Đăng ký sáng chế /giải pháp hữu ích;
  • Đăng ký kiểu dáng công nghiệp;
  • Đăng ký chỉ dẫn địa lý;
  • Đăng ký mạch tích hợp bán dẫn;

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký: Cục sở hữu trí tuệ. Địa chỉ tại:

  • Tại Hà Nội: Số 386 đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân.
  • Tại Hồ Chí Minh:: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1.
  • Đà Nẵng: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn.

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

2. Đăng ký quyền sở hữu trí tuệ là quyền tác giả và quyền liên quan

Đối tượng đăng ký sở hữu trí tuệ quyền tác giả:

  • Tác phẩm viết như văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
  • Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
  • Tác phẩm báo chí;
  • Tác phẩm âm nhạc;
  • Tác phẩm nhiếp ảnh;
  • Tác phẩm kiến trúc; Bản hoạ đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học.
  • Tác phẩm tạo hình; Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng.

Đối tượng đăng ký sở hữu trí tuệ quyền liên quan:

  • Quyền liên quan cuộc biểu diễn
  • Quyền liên quan bản ghi âm, ghi hình
  • Quyền liên quan đến chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá;

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký: Cục Bản Quyền tác giả Việt Nam. Địa chỉ:

  • Tại Hà Nội: Số 33 Ngõ 294/2 Kim Mã, Quận Ba Đình.
  • Tại Hồ Chí Minh: 170 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3
  • Tại Đà Nẵng: Số 58 Phan Chu Trinh, Quận Hải Châu.

3. Đăng ký sở hữu trí tuệ với giống cây trồng

Đối tượng đăng ký sở hữu trí tuệ giống cây trồng

  • Giống cây trồng
  • Vật liệu gây giống

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký: Cục trồng trọt. Địa chỉ:Số 2 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội 

II. Các bước thực hiện thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ cần biết.

Tùy thuộc đối tượng đăng ký sở hữu trí tuệ là gì để lựa chọn thủ tục hành chính phù hợp. Các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Xác định đối tượng đăng ký sở hữu trí tuệ là gì

Đây là bước rất quan trọng để xác định phương án đăng ký (hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền giải quyết) cho đối tượng sở hữu trí tuệ.

Ví dụ: Đăng ký sở hữu công nghiệp (nhãn hiệu, sáng chế,…) tại Cục sở hữu trí tuệ

Bước 2: Xác định cơ quan tiến hành thủ tục hành chính đăng ký sở hữu trí tuệ

Tùy thuộc vào đối tượng đăng ký sở hữu trí tuệ (đã nêu ở phần I) mà sẽ phân định các cơ quan tiếp nhận và xử lý hồ sơ như sau:

– Quyền sở hữu trí tuệ đối với sở hữu công nghiệp sẽ được thực hiện thủ tục hành chính tại Cục Sở hữu trí tuệ;

– Quyền sở hữu trí tuệ đối với quyền tác giả, quyền liên quan sẽ được thực hiện tại Cục Bản quyền Tác Giả;

– Quyền sở hữu trí tuệ đối với giống cây trồng sẽ được tiến hành xác lập quyền tại Cục Trồng Trọt;

Bước 3: Tra cứu đăng ký sở hữu trí tuệ

Tài sản trí tuệ chỉ được nhà nước bao hộ độc quyền khi đáp ứng đủ các điều kiện pháp luật có quy định. Một trong những điều kiện quyết định đó là sản phẩm mang tính mới, không trùng, gây nhầm lẫn với các sản phẩm cùng loại, tương tự khác.

Vậy làm thế nào để biết được sản phẩm của mình đã có bên khác đăng ký độc quyền hay chưa? Bạn có thể tra cứu tại một trong các địa chỉ sau:

  • Tra cứu sở hữu trí tuệ với đối tượng sở hữu công nghiệp (nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp) tại đây
  • Tra cứu sở hữu trí tuệ với quyền tác giả, quyền liên quan tại đây
  • Tra cứu sở hữu trí tuệ giống cây trồng tại đây
  • Liên hệ với Intermex Law để được tư vấn và tra cứu miễn phí (SĐT 0969324395)

Bước 4: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ

Hồ sơ đăng ký sẽ được tiến hành bởi chủ đơn đăng ký hoặc người được chủ đơn ủy quyền. Chi tiết hồ sơ đăng ký như sau:

– Hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ cho các đối tượng sở hữu công nghiệp bao gồm:

  • 02 bản tờ khai đăng ký của đối tượng sở hữu công nghiệp ( theo mẫu của Cục SHTT)
  • Mẫu nhãn hiệu đối với nhãn hiệu; bản mô tả và bản tóm tắt đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp còn lại (có hình ảnh đi kèm nếu có)
  • Giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền;
  • Tài liệu khác liên quan (nếu có)

– Hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ áp dụng cho quyền tác giả và quyền liên quan tác giả

  • Đơn đăng ký (theo mẫu của Cục bản quyền tác giả);
  • Giấy cam đoan của tác giả tạo ra tác phẩm;
  • Quyết định giao việc cho tác giả hoặc hợp đồng, văn bản chứng minh việc đi thuê bên khác sáng tạo ra tác phẩm;
  • Tuyên bố của tác giả về chủ sở hữu tác phẩm
  • Chứng minh thư nhân dân của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm (bản sao chứng thực)
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, quyết thành thành lập…
  • Văn bản đồng ý của các tác giả trong trường hợp tác phẩm đăng ký có nhiều tác giả;
  • 02 bản tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc 02 bản sao bản định hình đăng ký quyền liên quan.
  • Giấy ủy quyền cho người thực hiện thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ quyền tác giả và quyền liên quan

– Hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ với giống cây trồng

  • Tờ khai (đơn) đăng ký giống cây trồng theo mẫu;
  • Ảnh chụp kèm tờ khai về kỹ thuật theo mẫu quy định;
  • Giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền cho việc đăng ký trường hợp sử dụng dịch vụ đăng ký;
  • Tài liệu khác như tài liệu chứng mình quyền của người nộp đơn; quyền được chuyển giao; quyền được hưởng ngày ưu tiên…vv

Bước 5: Nộp hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ tại cơ quan đăng ký

Sau khi hoàn thiện hồ sơ, có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ hoặc gửi qua đường bưu điện đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký

Bước 6: Theo dõi hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ

Sau khi nộp xong hồ sơ đăng ký, hồ sơ sẽ chuyển qua các giai đoạn thẩm định.Với từng đối tượng sở hữu trí tuệ khác nhau thì thời gian thẩm định sẽ khác nhau khác nhau.

Trong quá trình thẩm định hồ sơ đăng ký, cơ quan đăng ký sẽ ra thông báo về tiến hành công việc, thông báo thiếu xót, thông báo dự định từ chối….vv. Do đó, người nộp đơn cần hết sức chú ý để tránh trường hợp đơn đăng ký bị từ chối đăng ký.

Sau khi hoàn thành xong quá trình thẩm định, Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định về việc đồng ý hoặc không đồng ý cấp giấy chứng nhận đăng ký sở hữu trí tuệ  đối tượng sở hữu trí tuệ.

III. Dịch vụ Đăng ký sở hữu trí tuệ của Intermex Law

Với nhiều năm kinh nghiệm, đại diện cho trên 5000 đối tác trong và ngoài nước và đem lại thành công, kết quả nhất định cho khách hàng, chúng tôi tự tin mang đến cho Quý khách hàng chất lượng dịch vụ hàng đầu trên cả nước.

Chúng tôi thay mặt khách hàng làm các công việc sau:

– Tư vấn và phân loại đối tượng, xây dựng phương án đăng ký được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ;

– Tra cứu đối tượng sở hữu trí tuệ để đảm bảo khả năng được bảo hộ cao nhất;

– Thay mặt khách hàng soạn thảo, nộp hồ sơ, nhận kết quả, theo dõi tiến trình hồ sơ đăng ký;

– Trực tiếp làm việc với chuyên viên đăng ký để kịp thời sửa chữa, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu của chuyên viên đăng ký (nếu có)

– Chuyển giao kết quả cho khách hàng;

– Thực hiện các công việc khác liên quan hoặc giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng liên quan đến đăng ký sở hữu trí tuệ;

Với tất cả những dịch vụ liên quan đến Sở hữu trí tuệ mà khách hàng yêu cầu. Intermex Law sẵn sàng tư vấn miễn phí và cung cấp dịch vụ đăng ký sở hữu trí tuệ từ trước, trong và sau khi đăng ký; những quyền lợi mà nghĩa vụ khách hàng có được sau khi được cấp văn bằng. Intermex Law sẽ thay mặt khách hàng chuẩn bị hồ sơ, tài liệu cần thiết và thực hiện trực tiếp mọi thủ tục với Cơ quan chức năng. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ 0969.324.395 để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.